CÁC DIỄN BIẾN GÂY ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG
"Sự xâm lấn của những thương hiệu thời trang quốc tế"
Hiện tại, Việt Nam hiện có khoảng 200 thương hiệu thời trang ngoại (chiếm hơn 60% các nhãn hàng thời trang). Phân khúc khách hàng các thương hiệu này hướng tới trải rộng từ bình dân đến cao cấp.
“ Đế chế” Zara đặt chân vào Việt Nam năm 2016 với cửa hàng đầu tiên tại Tp.Hồ Chí Minh, do tập đoàn Mitra Adiperkasa tại Indonesia phân phối. Ngoài Zara, tập đoàn này cũng đưa vào Việt Nam 3 thương hiệu khác gồm Stradivarius, Pull&Bear và Massimo Dutti. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, tập đoàn Mitra Adiperkasa đạt doanh thu khoảng 950 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam, doanh thu đến chủ yếu từ Zara.
Sau Zara 1 năm, H&M - hãng thời trang Thụy Điển cũng ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Báo cáo tài chính giai đoạn 1/12/2017 - 31/5/2018 của thương hiệu này cho thấy mức doanh thu 322 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, người Việt dành ra 1,8 tỷ đồng để mua quần áo của thương hiệu này .
Không thể bỏ qua cái tên Uniqlo ông lớn ngành thời trang Nhật Bản, với cửa hàng đầu tiên đặt tại quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. Theo ông Tadashi Yanai – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty mẹ của Uniqlo, Đông Nam Á là khu vực có động lực tăng trưởng quan trọng đối với hãng, và thương hiệu này rất lạc quan sẽ trở thành một phần của thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này. Các thương hiệu như GAP, Topshop, Mango,... cũng không ngừng mở rộng hệ thống để gia tăng sức ảnh hưởng.
Trích "Fashion - Kinh doanh thời trang tại thị trường Việt Nam"